Sa sút trí tuệ (Dementia): Những điều cần biết
28/11/2019
Chứng sa sút trí tuệ được mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để tác động đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ nhưng nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ thì không có nghĩa là bạn mắc sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ tiến triển ở người lớn tuổi. Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng sa sút trí tuệ có thể được hồi phục.
1. Sa sút trí tuệ là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sa sút trí tuệ là một hội chứng có tính chất mãn tính hoặc tiến triển tự nhiên, trong đó có sự suy giảm chức năng nhận thức (tức là khả năng tư duy) không được như kỳ vọng có mà người bình thường ở cùng độ tuổi có thể làm được. Hội chứng này ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, hiểu, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán đoán nhưng ý thức không bị ảnh hưởng. Sự suy yếu trong chức năng nhận thức thường đi kèm, và đôi khi xảy ra trước đó, do sự suy giảm trong kiểm soát cảm xúc, hành vi xã hội hoặc động lực.
Mặc dù tuổi tác là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với chứng sa sút trí tuệ, nhưng đó không phải là hậu quả tất yếu của lão hóa. Các triệu chứng khởi phát của chứng bệnh này xuất hiện ở người trước 65 tuổi được gọi là sa sút trí tuệ ở người trẻ, chiếm tới 9% các trường hợp.
XEM THÊM:
- Hệ lụy của rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?
- Dấu hiệu và nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật
2. Triệu chứng của sa sút trí tuệ
Các triệu chứng sa sút trí tuệ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Thay đổi nhận thức
- Mất trí nhớ, thường được chú ý bởi người khác
- Khó giao tiếp hoặc tìm từ để giao tiếp
- Khó khăn với khả năng thị giác và không gian, chẳng hạn như bị lạc trong khi lái xe
- Khó khăn biện luận hoặc giải quyết vấn đề
- Khó xử lý các nhiệm vụ phức tạp
- Khó khăn với việc lập kế hoạch và tổ chức
- Khó khăn với sự phối hợp chức năng vận động
- Nhầm lẫn và mất phương hướng
- Thay đổi tâm lý
- Thay đổi tính cách
- Phiền muộn
- Lo âu
- Co các hành vi không phù hợp, không như bình thường
- Chứng hoang tưởng
- Kích động
- Ảo giác
Khi nào đi khám bác sĩ?
Gặp bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ. Một số phương pháp điều trị bệnh có thể gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ, vì vậy điều quan trọng người bệnh cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân thì mới có hướng xử lý phù hợp.
3. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Chứng sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối giữa chúng ở trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng mà dẫn đến các triệu chứng khác nhau.
Chứng sa sút trí tuệ được chia theo nhóm dựa trên những đặc điểm chung, như protein hoặc protein được gửi trong não hoặc phần não bị ảnh hưởng. Một số bệnh trông giống như chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như những bệnh gây ra bởi phản ứng với thuốc hoặc thiếu vitamin, nhưng triệu chứng sa sút trí tuệ trong các bệnh này có thể được cải thiện khi điều trị.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ bao gồm:
- Bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh Huntington và một số loại bệnh đa xơ cứng. Những bệnh này ngày càng nặng hơn theo thời gian.
- Rối loạn mạch máu. Đây là những rối loạn ảnh hưởng đến lưu thông máu trong não.
- Chấn thương sọ não do tai nạn xe hơi, ngã, chấn động, ...
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, bao gồm viêm màng não, HIV và bệnh Creutzfeldt-Jakob.
- Lạm dụng bia rượu hoặc chất kích thích trong thời gian dài
- Bệnh tràn dịch não do tích tụ chất lỏng trong não
4. Các loại chứng sa sút trí tuệ
Chứng sa sút trí tuệ có thể được chia thành hai nhóm dựa trên phần của não bị ảnh hưởng.
- Sa sút trí tuệ xảy ra do các vấn đề ở vỏ não, đây là lớp ngoài của não. Vỏ não đóng một vai trò quan trọng trong trí nhớ và ngôn ngữ. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường bị mất trí nhớ nghiêm trọng và không thể nhớ từ để giao tiếp hoặc hiểu ngôn ngữ. Bệnh Alzheimer và bệnh Creutzfeldt-Jakob là hai dạng sa sút trí tuệ vỏ não.
- Chứng sa sút trí tuệ vùng dưới vỏ xảy ra do các vấn đề ở các phần bên dưới vỏ não. Những người mắc chứng sa sút trí tuệ dưới vỏ có xu hướng thay đổi về tốc độ suy nghĩ và khả năng bắt đầu các hoạt động nhưng họ không có triệu chứng hay quên và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh Parkinson, bệnh Huntington và HIV có thể gây ra các loại chứng sa sút trí tuệ này.
5. Biến chứng
Sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng của hệ thống của cơ thể như:
- Dinh dưỡng kém. Nhiều người mắc chứng sa sút trí tuệ cuối cùng giảm hoặc ngừng ăn, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng, họ có thể không thể nhai và nuốt.
- Viêm phổi. Nuốt khó làm tăng nguy cơ nghẹn hoặc hít thức ăn vào phổi, có thể gây tắc thở và viêm phổi.
- Không có khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc. Khi chứng sa sút trí tuệ tiến triển, nó có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện độc lập các hoạt động hằng ngày như tắm, mặc quần áo, chải tóc hoặc đánh răng, sử dụng nhà vệ sinh hay uống thuốc sao cho đúng.
- Nguy cơ về an toàn cá nhân. Một số tình huống hàng ngày có thể gây ra các vấn đề an toàn cho những người mắc chứng sa sút trí tuệ, bao gồm lái xe, nấu ăn và đi bộ một mình.
- Tử vong. Chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn muộn dẫn đến hôn mê và tử vong, thường là do nhiễm trùng.
6. Phòng ngừa sa sút trí tuệ
Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn chứng sa sút trí tuệ, nhưng có những bước bạn có thể thực hiện có thể làm hạn chế mắc bệnh hoặc làm giảm sự tiến triển của chứng này:
- Các hoạt động kích thích não hoạt động như đọc, giải câu đố và chơi trò chơi chữ và rèn luyện trí nhớ có thể trì hoãn khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm tác động của nó đến cơ thể.
- Hãy hoạt động thể chất và xã hội. Hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm các triệu chứng của nó. Di chuyển nhiều hơn và tập thể dục với 150 phút mỗi tuần.
- Bỏ hút thuốc lá. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và các bệnh về mạch máu. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ và sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.
- Nhận đủ vitamin. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Bạn có thể nhận vitamin D thông qua một số loại thực phẩm, thực phẩm chức năng và phơi nắng.
- Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch. Tuân thủ điều trị và quản lý tốt các bệnh như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường. Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số loại chứng mất trí nhớ.
- Điều trị các bệnh liên quan đến mất thính lực, trầm cảm hoặc lo âu.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng vì nhiều lý do, như chế độ ăn Địa Trung Hải giàu trái cây, rau, ngũ cốc và axit béo omega-3 có trong một số loại cá và các loại hạt giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ. Loại chế độ ăn này cũng cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Hãy thử ăn cá béo như cá hồi ba lần/tuần,và một số các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và quả óc chó nên ăn hàng ngày.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn ngáy to hoặc có những khoảng thời gian ngừng thở hoặc thở hổn hển khiến bạn phải thức giấc khi ngủ.
7. Test đánh giá sa sút trí tuệ
Chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ và loại của nó có thể là thách thức với bác sĩ khi con người có thể mắc chứng này sẽ dẫn đến họ bị suy giảm nhận thức và mất khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày, chẳng hạn như uống thuốc, thanh toán hóa đơn và lái xe an toàn.
Để chẩn đoán nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ, bác sĩ cần tìm ra kiểu hình mất kỹ năng, chức năng và xác định những gì người bệnh vẫn có thể tự làm được. Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng các dấu ấn sinh học để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh tật, các triệu chứng hiện tại và tiến hành khám thực thể.
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ, vì vậy các bác sĩ cần chỉ định một số xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán thì mới có thể giúp xác định chính xác vấn đề, như:
- Xét nghiệm nhận thức và thần kinh
- Đánh giá thần kinh
- Quét não bằng CT hoặc MRI.
- Chụp cắt lớp positron
- Xét nghiệm máu
- Đánh giá sức khỏe tâm thần
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: who.int, webmd.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét