THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG NHẤT - MR CẢNH HOTLINE 0902.899.298

Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những loại thực phẩm chất lượng nhất

THỰC PHẨM NGON NHẤT - MR CẢNH HOTLINE 0902.899.298

Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những loại thực phẩm phẩm ngon nhất

THỰC PHẨM SẠCH NHẤT - MR CẢNH HOTLINE 0902.899.298

Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những loại thực phẩm sạch nhất

CUA HOÀNG ĐẾ CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT VIỆT NAM - MR CẢNH HOTLINE 0902.899.298

Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách loại cua Hoàng Đế tốt nhất, chất lượng nhất, ngon nhất

TÔM HÙM NGON NHẤT VIỆT NAM - MR CẢNH HOTLINE 0902.899.298

Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách loại Tôm Hùm tốt nhất, chất lượng nhất, ngon nhất

Tổng số lượt xem trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Gà tre – giống gà có kích thước bé nhất Việt Nam

Gà tre hay gà che là giống gà bản địa xuất hiện phổ biến tại khu vực miền nam của Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Tây Nam Bộ. Gà tre thu hút người nhìn bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn cùng bộ lông sặc sỡ nhiều sắc màu vô cùng bắt mắt.
Tên thường gọi: Gà tre
Tên chính xác: Gà che
Nguồn gốc: Việt Nam
Lớp: Chim
Bộ: Gà
Cân nặng: 400 – 800 g

Nguồn gốc tên gọi gà tre

gà tre
Trên thực tế, gà tre có tên gọi chính xác là gà che theo tên bản địa mon-che của tiếng khmer, được nuôi phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của bộ môn đá gà tre, giống gà che được biết đến nhiều hơn trên phạm vi cả nước. Lúc này, người Việt ta lại nghĩ rằng người Tây Nam Bộ phát âm sai nên đã đổi “gà che” thành “gà tre”. Cái tên gà tre bắt đầu xuất hiện và phổ biến từ đó.

Đặc điểm hình dáng của gà tre

gà tre
  • Gà tre có thân hình nhỏ bé nhưng cân đối, trọng lượng cơ thể vào hàng nhẹ nhất Việt Nam (không tính những giống gà ngoại nhập) với gà mái chỉ nặng khoảng từ 400-600g và gà trống nặng khoảng 500-800g. Theo các tay chơi gà chuyên nghiệp, thể trọng lý tưởng nhất của một con gà tre là khoảng 600g.
  • Đầu nhỏ; mặt nhỏ; mỏ nhỏ gần giống hình tam giác; bờm ở cổ to dài, có độ phùng phình suôn mượt. Ngực rộng, hông to, cánh không quá dài. Mào gà có kích thước vừa phải, thẳng đứng. Chân tương đối cao, cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi; cựa khá phát triển, dài và cong vuốt.
  • Lông đuôi của gà tre phải có đủ 3 lớp là lông phủ, lông chúa và lông đỡ, cong xòe đều, lông dài, dày, nhiều màu sắc.
  • Đặc điểm nhận diện nổi bật nhất của giống gà tre là bộ lông óng mượt, khá dài, ôm sát cơ thể với đa dạng các màu sắc khác nhau trên cùng một thân thể.

Đặc điểm tính cách của gà tre

gà tre
  • Gà tre rất hiếu chiến, thích khẳng định vị thế con đầu đàn, vì thế chúng có bản năng chiến đấu như một chiến binh nếu trong đàn xuất hiện những chú gà khác. Ngoài ra, đặc điểm tính cách này còn giúp những con gà tre trống thu hút sự chú ý với những gà tre mái.
  • Bản tính lì đòn, độ nhanh nhẹn cao rất thích hợp cho bộ môn đá gà. Một con gà tre đá tốt có thể đánh bại cả những đối thủ có cân nặng gấp 4 lần thể trọng của chúng.

Các giống gà tre

Dựa vào màu sắc của sự lai tạo với các giống gà khác, gà tre gồm 3 giống với 3 sắc lông chính như sau:
gà tre
  • Gà chuối tre: con trống có lông màu trắng-đỏ-đen với phần lông cổ và lông mã ở lưng có màu trắng cùng vài điểm sọc đen hơi mờ ở giữa; lông bụng, lông ngực, lông đuôi có màu đen tuyền; con mái có lông màu trắng-đen
  • Gà điều tre: con trống có lông phần lưng và phần đuôi giống gà chuối tre nhưng lông mã ở lưng lại có màu đỏ tía hoặc đỏ lửa; con mái có màu lông pha giữa màu nâu và đen
  • Một số giống gà tre khác với nhiều màu sắc đa dạng và bắt mắt như đỏ tía, trắng-đỏ, vàng-trắng muốt, đen, xám, trắng, vàng,…
Ngoài ra, tại Việt Nam còn sở hữu các giống gà tre đặc trưng gồm: gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ và gà tre Serama có giá trị kinh tế khá cao, được nuôi làm cảnh hoặc thi chọi tại các cuộc thi trên cả nước.

Thức ăn của gà tre

gà tre
Cũng giống như hầu hết các giống gà khác, thức ăn của gà tre chủ yếu là thóc, ngô, cám gạo, thịt động vật, giun, rau xanh,…

Chăm sóc gà tre đúng cách

gà tre
  • Gà tre là giống gà khá dễ nuôi, tốn ít diện tích cho chuồng trại, chủ yếu được nuôi thả trong vườn nhà, ở góc sân hay dưới mái hiên.
  • Chúng có khả năng miễn dịch khá cao nên rất ít bị bệnh tật. Tuy nhiên, người nuôi cũng cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở gà tre, nhất là những tháng đầu tiên sau sinh nở như: bệnh đậu gà, cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng gà, bệnh marek, bệnh hộ hấp mãn tính,…
  • Vì đặc điểm kích thước cơ thể giống gà tre khá nhỏ nên khi nuôi nhốt, không nên để gà tre chung chuồng với giống gà khác có kích thước lớn hơn.
  • Chuồng nuôi, máng cho ăn, cho uống phải được khử trùng sạch sẽ, khô ráo, đảm bảo mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm, tránh gió lùa. Có thể dùng trấu, bột cưa độn chuồng và phun sát trùng trước khi nuôi.

Đặc điểm sinh sản của gà tre

gà tre
Gà tre được coi là trưởng thành khi nuôi đủ 8 tháng đối với gà tre mái và đủ 1 năm đối với gà tre trống. Gà tre đẻ trứng, có thể đẻ khoảng 3-4 lứa mỗi năm, khoảng trên dưới 10 quả một lứa; mỗi lứa cách nhau từ 20-40 ngày nếu áp dụng sinh sản tự nhiên. Sau 21 ngày, trứng sẽ nở thành con con.

Giá bán gà tre

gà tre
Giá gà tre cao hay thấp chủ yếu dựa vào tổng quan hình dáng cơ thể và màu sắc của bộ lông. Được biết, giống gà Tân Châu có giá bán khoảng từ 1 triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con; giống gà Serama có giá khoảng từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con

Một số thông tin thú vị khác

gà tre
  • Xuất hiện giống gà Tân Châu tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có chiếc đuôi dài gần 1m với giá bán hàng nghìn đô
  • Gà tre sở hữu một nguồn gen độc đáo của Việt Nam nhưng do không được nuôi phổ biến, cộng với việc nhiều chủ nuôi áp dụng lai tạo với nhiều giống gà khác để cải thiện vóc dáng, thể chất ngày càng cao nên nguy cơ mai mọt giống, tuyệt chủng là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò

Chọi gà là trò chơi dân gian có sức sống mãnh liệt tự nhiên nhất mà không cần nhà nước hỗ trợ bảo tồn.

Xem đá gà được ví hấp dẫn, cảm xúc trồi sụt như trên sàn chứng khoán. Chọi gà gây nghiện không chỉ vì có yếu tố cá cược mà nó mang tới cho người xem nhiều cảm xúc kỳ thú, mãn nhãn, mãn nguyện.
Đá gà thường gắn với đánh bạc, cá cược nên người chơi gà không bao giờ muốn lộ diện. Qua hơn chục năm chơi gà, họa sĩ  Lê Hưng chia sẻ, anh từng chơi nghiệp dư  rồi lên chuyên nghiệp, sau nhiều lần thua cháy túi  tới vài chục triệu đồng, cộng với  điều kiện nhà mới chật chội anh đã từ bỏ thú chơi. Cũng có thể vì đã ra khỏi nghề nên Hưng mới đồng ý kể tỉ mỉ về trò chơi biến tấu đỏ đen này.
Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò


 
 
 
Chọi gà là địa điểm đông khách nhất trong mọi phiên chợ và hội làng. Ảnh: Lan Hương
Điều dân gà không bao giờ kể
Sinh ra tại Quốc Oai (Hà Tây) ở nơi “gặp gà chọi dễ hơn gặp gà ta”, Lê Hưng kể từ năm 8-9 tuổi đã thích gà. Lớn lên ra Hà Nội đi học, đi làm, anh vẫn dành nhiều thời gian nuôi, luyện và đem gà đi đá mỗi khi có dịp. Giống như nhiều người Hà Nội mê gà, Hưng đổ đất lên sân thượng, nuôi hàng chục con. Vào ngày nghỉ các chú gà được chủ vác ra bãi cỏ, công viên để chạy bộ cho săn chắc. Thực tế cho thấy nuôi gà trên sân thượng không bao giờ khỏe. Nuôi theo kiểu các cụ cho uống sương và chân tiếp mặt đất mới thuận tự nhiên. Xưa thức ăn cho gà chủ yếu là cơm, châu chấu ngày nay để “chiến kê” săn chắc chủ cho ăn thóc khô, thóc ngâm qua đêm, thịt bò, tránh ngô gây béo. Mức sống cao lên, thực đơn bồi dưỡng giữa hai hồ (hiệp đấu 20-30 phút) là thịt bò, cà chua băm, người miền Trung cho “đấu sĩ” uống nước sâm Hàn Quốc, nước pha mật ong, thịt cóc, lươn, tắc kè băm... Có nhà mua cả máy cho gà tập chạy. Thuốc om bóp giúp da dày chống bị thương làm từ bã chè ngâm nước giải hoặc vỏ cậy gạo.
Một chú gà tơ từ trại đúc (nơi nhân giống gà), được chăm nuôi đến hạng từ 2,7kg-3,2kg. Gà tơ được chọn theo dòng. Có nhiều cách chọn, nhưng cơ bản con gà ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn óng, mặt nhỏ, mắt tinh.  Ngoài ra tướng đứng, tướng đi, tướng gáy cũng quan trọng.
Gà tơ cần cho đánh mở mỏ với một chú gà phu (gà chuyên đánh thử) để biết có đáng được chơi hay không. Sau trận đầu, người ta sẽ cắt tai gà tơ cho gọn gàng. Tập một hồ gà phải được nghỉ một tuần. Nếu bắt đánh sớm nó sẽ nhát đòn, phí mất “chiến kê”. Vào trận đá, gà được ghép theo cân nặng, chiều cao (ghép trạng). Con nào nặng hơn phải chấp đối thủ bằng cách chịu bịt mỏ hoặc bịt cựa (tùy theo thỏa thuận. Giữa trận gà được móc đờm, xoa bóp, nghỉ ngơi.
Xưa kia, mỗi hồ (hiệp đấu) kéo dài 20 phút, nay thành 30 phút, giữa 2 hồ nghỉ 10 phút. Kể cả thời có đồng hồ rồi, người ta tính giờ bằng cách buộc đồng xu vào sợi chỉ, treo lên que hương có cách vạch khấc. Que hương cháy đến vạch, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống mặt đĩa kêu keng một cái là hết một hồ.
Chuyện gian lận khá phổ biến, nhiều chủ gà không từ thủ đoạn hiểm ác để hạ đối thủ. Họ nhét diêm sinh vào bụng một con châu chấu và nhờ một đứa trẻ con ngồi gần gà đối thủ, búng cho nó ăn. Con gà ăn diêm dinh trở thành “gà mìn”, “gà hẹn giờ”. Hiểm hơn, chủ gà cho gà nhà mình (đang được nhiều người đặt cược) ăn diêm sinh. Sắp đến lúc gà mìn chạy hoảng, chủ gà bỗng phản kèo đặt tiền sang gà đối thủ. Anh ta thí một con gà và thu bộn tiền.
Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò
Phong trào nuôi gà chọi trên sân thượng nở rộ tại đô thị
Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò
Chiến kê Bình Định chuẩn bị ra Bắc
Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò
Gà trong trại đúc tại Phù Cát, Bình Định
Thị trường thuốc tăng lực, kích thích (doping) của Thái Lan ngày càng nở rộ khiến trò đá gà không còn giá trị thưởng thức như truyền thống. Ngày trước, con gà nào bị phát hiện dùng doping sẽ bị khử ngay tại xới. Ngày nay tất cả đều dùng thuốc tăng lực (một dạng thuốc kích thích), thành ra tăng lực đấu với tăng lực.
Dân chuyên nghiệp nhận xét, đá gà miền Bắc và Nam là hai phái khác hẳn nhau. Dân Bắc chơi gà đòn, thưởng thức đòn thế, sức khỏe, độ lì của từng chiến kê. Các thế đánh mà người người xem chờ đợi gồm hầu, kiềng, mé, đầu, mặt, dọc chạy xe, đấm. Gà cựa Nam chơi kiểu bạo lực thần tốc, có khi trận đấu diễn ra trong 1-2 phút đã kết thúc nếu buộc dao vào cựa.
“Đúc gà” phát tài, mừng hay lo?
Trước Tết nguyên đán 1-2 tháng là mùa bán hàng bận rộn nhất trong  năm của các trại gà chọi miền Trung. Khách hàng hầu hết từ các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Khoảng năm bảy năm  gần đây, gà Thừa Thiên Huế, Phú Yên,  Bình Định được chuộng bởi khí hậu các tỉnh này nóng, gà hừng hừng quanh năm. Gà miền Bắc thường thay lông vào thời tiết mùa đông mưa lâm thâm, nên cơ thể không được khỏe.
Anh Nguyễn Tấn Hậu chủ trại gà chọi tại Phù Cát, Bình Định cho biết, mỗi ngày trại xuất hàng chục con ra Bắc. Khách xem gà qua trang facebook của trại, thỏa thuận giá và “hàng” được đóng gói gửi xe đến tận tay. Cách đây bốn năm, anh Hậu từng sở hữu trại gà ở Đắk Lắk, sau nhận thấy khí hậu nắng quá khiến máy ấp trứng làm việc không hiệu quả, anh chuyển về Bình Định. Bình Định có giống gà đất võ Tây Sơn nổi tiếng, khí hậu ôn hòa, nhiều hộ dân đã bỏ nuôi heo, bò chuyển sang nuôi gà chọi, đời sống khá giả lên nhiều. Các trại gà vùng lân cận đến tuyển trứng và gà tơ từ vườn nhà dân, đưa về nhân giống, đào tạo thành “chiến kê”. Trại gà của anh Hậu luôn có vài trăm con các lứa lớn nhỏ và 100 con đang  tập luyện để xuất quân.
Anh Hậu cho biết một số trại ở Phú Yên có nguồn khách Trung Quốc đặt số lượng lớn 200-300 con /tuần. “Vì nhu cầu lớn, họ sẵn sàng phá giá. Mình ở đây bán 250-500 nghìn / 1 con họ sẵn sàng trả 1 triệu / 1con nếu lứa gà đẹp, ưng ý”. Vì nhu cầu lớn, các chủ trại cho gà ăn cám để lớn nhanh. Gà Phú Yên thường bị khách miền Bắc chê béo, chậm thành ra gà Bình Định vẫn giữ giá.
Một số Việt kiều về nước cũng tìm đến tận Bình Định mua trứng giống số lượng lớn mang đi Mỹ. Bên đó, cũng có trại ấp, cung cấp hàng cho dân đá gà. Nghe nói khách mua không chỉ là Việt kiều mà cả người Thái, Campuchia, Trung Quốc...
Người chơi gà khá mê tín, ngoài các ưu điểm về tướng mạo, họ còn chọn màu lông (đỏ, xám hoặc ô) theo phong thủy hợp tuổi với mình. Có người tậu gà ô (đen) thua suốt, sau chỉ tìm gà đỏ, xám và ngược lại.
Mặc dù bị cấm, đá gà (ăn tiền) vẫn tồn tại, các trại đúc gà vẫn nhân giống không kịp nhu cầu. Bị cấm tại các vườn hoa công cộng, dân đá gà rủ nhau ra bãi sông quây xới. Họ đánh bạc bằng mồm, tín chỉ, về nhà trả tiền sau nên không dễ để bắt. Khó kiểm soát ở chỗ chủ gà ngày càng đông, nhất là giới công chức đô thị. 
Dân chơi gà thường giữ gà mái để giữ “dòng” vì gà thường giống mẹ. Họ thà để ăn (trong trường hợp không dùng nhân giống) chứ ít khi bán gà mái nhất là gà mái “tổ”.
(Theo Tiền phong)

Gà Đông Tảo Việt Nam lên báo nước ngoài

Trong mắt du khách nước ngoài, gà Đông Tảo Việt Nam sở hữu đôi chân như của những con rồng uy nghi, thịt thơm ngon và là món ăn đắt tiền, phục vụ cho dân nhà giàu.

Trang Amusing Planet vừa có một bài viết chi tiết, giới thiệu với du khách trên thế giới về gà Đông Tảo. Có xuất xứ từ huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đây là giống gà quý nên ngày xưa được dùng là cống phẩm dâng vua. Ngày nay, gà trở thành đặc sản đắt tiền và chỉ dành cho "dân nhà giàu".
1-5040-1434941604.jpg
Giống gà Đông Tảo phải nuôi từ 8 tháng đến một năm mới có thể đem bán, cân nặng lúc này của chúng vào khoảng 3-5 kg. Ảnh: Amusing.
Nét nổi bật nhất của gà Đông Tảo chính là đôi chân to lớn được ví như của những con rồng, nước da đỏ như gà chọi. Có những con gà nặng tới 6 kg và khi đó cặp chân của chúng to bằng cổ tay người. Gà mái thường có lông màu trắng, còn con trống lông nhiều sắc hơn.
Một cặp gà Đông Tảo có giá lên đến 2.500 USD nếu được bán vào dịp lễ tết cổ truyền của người Việt. Cũng theo tiết lộ của những người nuôi gà, giống này có năng suất thấp, ăn khỏe nên chi phí nuôi tốn kém. Chúng cũng khá nhạy cảm, do đó nếu không chăm sóc cẩn thận hay đồ ăn không đảm bảo vệ sinh cũng khiến gà mắc bệnh.
Anh Minh